Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Dạy cách sửa loa, thay màng loa, thay gân loa, thay nhện loa

Ở đây bao gồm các video clip dạy về cách sửa chữa loa, thay màng loa, thay gân loa khi bị hỏng

Tuanthaivd shop xin chúc anh em thành công trong việc sửa chữa:   tuanthaivd.vn


Tự chế Loa

Website:tuanthaivd.vn--------------------------Hometech.vn
Tel:04397843460-Tuấn:0989152928 ----------Hằng:0912855556  
Phân tần loa: Phân tần 2 loa--Phân tần 3 Loa

Mạch subwoofer chạy 12v
Người chơi âm thanh có thể tự chế loa theo nhiều kiểu dáng và thiết kế. Mỗi loa tự đóng không chỉ khác nhau về hình thức mà cả chất tiếng. Nhiều người cho rằng nó mang phong cách chơi của chủ nhân.
Người chơi âm thanh có thể tự chế loa theo nhiều kiểu dáng và thiết kế. Mỗi loa tự đóng không chỉ khác nhau về hình thức mà cả chất tiếng. Nhiều người cho rằng nó mang phong cách chơi của chủ nhân.
Tự đóng thùng loa. (Wakwak)
Tự đóng thùng loa. (Wakwak)
Chơi loa có nhiều hình thức. Có người mua dàn âm thanh nguyên bộ, loa nguyên chiếc, có người lại mua loa rời, to hơn, oách hơn. Nhưng có những người lại sở hữu những bộ loa thật đặc biệt cho hệ thống âm thanh của riêng họ. Đó là loa “tự chế”.
Phổ biến ở Việt Nam là loa nhiều đường tiếng. Những người DIY bộ loa cho mình phải kiếm đủ một cặp bass, một cặp mid và một cặp tweeter. Ngoài ra phải tính toán kiểu dáng thùng sao cho phù hợp. Thông thường với loa 3 đường tiếng, các DIYer chọn loại thùng dạng cột vì hình thức đẹp và dễ bố trí loa.
Kiếm loa rời ở đâu? Cách đơn giản nhất là tháo từ một thùng loa có sẵn, lấy cả bộ phân tần (bộ phận tách tiếng trầm, trung và cao cho các loa tương ứng) rồi đóng lại thùng theo tính toán, hình thức và trang trí của họ. Nhiều người chơi cầu kỳ đặt từng cặp loa rời từ nước ngoài mang về, tính toán thùng và phân tần rồi tự thi công hoặc thuê thợ mộc đóng thùng chứ không chịu dùng thùng loa cũ. Ngoài việc đóng thùng, họ còn phải tính sao cho bộ phân tần phù hợp với đặc tính của từng loa.
Loa toàn dải. (Nadywireless)
Loa toàn dải. (Nadywireless)
Xu hướng khác của loa tự chế là đóng loa toàn dải (Full range – một loa nhưng thể hiện 3 đường tiếng). Những thể loại nhạc phù hợp với loa toàn dải là nhạc cổ điểm jazz và blue.
Khi đóng thùng cho loa toàn dải, người ta thường lựa chọn các kiểu thùng sau: Thùng cộng hưởng có lỗ thông hơi, loa đường dẫn, loa kèn sau (Back Loaded Horn – BLH), và kèn trước. Trong các loại thùng loa trên thì thùng BLH được ưa chuộng nhất trong giới chơi âm thanh trong nước. Một trong các thiết kế được dân chơi “mê” nhất là loa Fostex (Đài Loan) với thùng loa BLH đóng tại Việt Nam.
Kiểu thùng đường truyền (transmission line) có dáng cao và hẹp, bên trong là một đường dẫn được tính toán cẩn thận và một lỗ thoát rộng. Với thùng loa dạng này cần phải chọn driver có kích thước 10 – 16 cm.
Loa kèn. (Hifi)
Loa kèn. (Hifi)
Ngoài hai xu hướng trên, người chơi âm thanh ở Việt Nam và thế giới còn sử dụng các loại loa kèn có độ nhạy cao phối ghép thành loa hai hay ba đường tiếng. Người chơi trong nước hay chọn loa Altec của Mỹ để chế tạo hệ thống kèn trung cỡ lớn. Loa trung Altec có âm trung khá tốt nhưng tiếng trung trầm không có nên khi phối ghép, các DIYer thường chọn luôn loa bass của Altec vì nó cho âm thanh chắc và gọn. Người chơi cầu kỳ có thể dùng hai hay 3 ampli cho một kênh loa (bi-amp hoặc tri-amp).
Bên cạnh 3 loại loa này, người ta còn biết đến loa đồng trục. Đây là loa có thiết kế driver trung và treble nằm giữa driver tiếng bass. Loa đồng trục được người chơi yêu thích vì âm trung và cao khá tập trung. Nổi tiếng trong dòng loa này là Tannoy và Altec. Với Tannoy đường kính 30 cm trở lên, người chơi thường đóng thùng dạng kèn theo thiết kế chính hãng.
Điểm lợi của chơi loa tự chế là người chơi hoàn toàn chủ động trong việc chọn thiết kế và trang trí sao cho phù hợp với phòng nghe của mình. Nếu so sánh với các hệ thống loa được sản xuất hàng loạt thì loa tự chế luôn có một đặc thù mang tính cá nhân của chủ loa. Không những kiểu dáng loa muôn hình vạn trạng mà chất âm của mỗi loa cũng khác nhau, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào.
(Theo XHTT)

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Bảo dưỡng đĩa than và đầu đọc cũng là một nghệ thuật

Việc bảo dưỡng đĩa than sao cho đúng sẽ giúp cho bộ sưu tập của bạn tiếp tục thách thức thời gian thay vì nhanh chóng xuống cấp và đi vào quên lãng.

Tuy nhiên, cái khó là làm sao lưu giữ và bảo dưỡng ở mức độ mà tự bản thân nó đã luôn sạch sẽ, không bụi chứ không phải là thi thoảng lại lôi ra và lau chùi.
Bảo quản đĩa than.
Bảo quản đĩa than.
Thứ nhất, hãy luôn để các đĩa này ở dạng đứng, không bao giờ chồng đè lên nhau. Ngay cả ở dạng đứng, giữ cho mỗi đĩa một khoảng không gian thích hợp sao cho các album này vừa đủ đứng thẳng, không bị nghiêng ngả vào đâu, khi đút vào hay rút ra chỉ cần đẩy nhẹ mà không cần phải cố nhét, tránh tối đa những va chạm hay ma sát có thể ảnh hưởng lên mặt đĩa.
Mỗi khi muốn lấy ra nghe, hãy nhẹ nhàng lấy ruột giấy ra khỏi bìa album. Một tay giữ phần giấy, một tay vừa tỳ vào cạnh viền lấy ra ngoài dần dần cho đến khi ngón trỏ đặt được ngoài viền và ngón giữa nhét được vào lỗ giữa đĩa. Thao tác này nhằm tránh cho bất cứ sự tác động nào của tay lên bề mặt đĩa bởi chúng có thể mang theo bụi, mồ hôi, dầu tay… khiến cho tuổi thọ mặt đĩa bị giảm sút.
Đặt nhẹ đĩa vào mâm quay hay lấy ra đều nên dùng hai tay ép vào cạnh bên. Một số người dừng mâm quay khi thực hiện các thao tác này, trong khi số khác vẫn để mâm quay liên tục trong toàn bộ quá trình.
Mỗi khi kết thúc nghe nhạc, lấy đĩa ra và cho ngay vào vỏ để tránh bụi có thể bám lên bề mặt. Quá trình cho đĩa vào vỏ cũng cần cẩn trọng như quá trình lấy ra. Và nhớ đừng bao giờ trao đĩa than cho những người mà bạn nghĩ là không được cẩn thận như mình.
Tĩnh điện cũng có thể là tác nhân khiến cho bụi bám trên bề mặt đĩa, vì thế bạn cần phải có các biện pháp để hạn chế tối đa hiện tượng này. Lý tưởng nhất là lưu bộ sưu tập của mình ở nhiệt độ phòng khoảng 20 độ C và độ ẩm khoảng 40% trong một căn phòng kín. Trước khi chơi nhạc, hãy dùng súng chống tĩnh điện hoặc chổi chống tĩnh điện lướt trên bề mặt khi đĩa đang ở trên mâm quay. Nếu thực hiện được đúng quy cách bảo quản trên, bạn sẽ thấy rằng hiếm khi mình phải dùng tới các biện pháp mạnh tay (và chưa chắc tốt hơn) như dùng dung dịch lau chuyên dụng để lau mặt đĩa, bởi lẽ phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh.
Tuy nhiên, lau chùi kim đọc lại có nhiều vấn đề tranh cãi. Một số người cho rằng việc làm sạch bụi bám trên kim là không đáng khi thao tác này có thể khiến gẫy đầu nối. Theo thời gian sẽ có lúc bạn sử dụng dung dịch lau trên bề mặt đĩa, hoặc chẳng may cầm vào đĩa khiến bị lem mồ hôi, các chất này sẽ dần bám vào kim đọc và sẽ nảy sinh vấn đề. Dầu sẽ khiến bụi bám nhiều hơn và sớm hay muộn bạn sẽ vẫn phải lau đầu kim. Vì thế, nếu phải lau, hãy chọn chất liệu tốt nhất, lau nhẹ nhàng với tay đọc được khóa chặt. Nên nhớ, chỉ thực hiện thao tác này khi bạn thực sự phải làm, và nếu cần còn phải có thêm kính lúp để đảm bảo thao tác lau kim thật chính xác.
Vậy bao lâu thì thay kim đọc một lần? Khó mà có một câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Các sách hướng dẫn sử dụng nói chung cho biết cứ khoảng từ 2.000 đến 2.500 giờ đọc, người dùng nên thay kim. Tuy nhiên, với cách bảo dưỡng và chơi nhạc đúng cách, tuổi thọ của kim đọc có thể lên tới 5.000 giờ chơi mà không có vấn đề gì. Bạn có thể dùng kính lúp để kiểm tra kim đọc sau mỗi 500 giờ chơi để xem liệu đã phải thay hay chưa. Hoặc bất cứ khi nào bạn nghe thấy méo tiếng hay mất chi tiết, cũng là lúc bạn nên xem xét kim đọc.
Đối với các cartridge cuộn dây động, việc thay thế kim đọc không phải là chuyện dễ dàng bởi nó cần phải được gắn lại bằng việc gửi tới nhà sản xuất và thực hiện qua một quy trình chuyên nghiệp. Các chi phí cho việc này đôi khi chiếm tới 30 đến 50% chi phí thay thế một cartridge mới và đối với nhiều người, việc thay mới còn tiết kiệm thời gian và đỡ tốn kém hơn. Trong khi đó, đối với các cartridge nam châm động, việc thay thế kim đọc khá dễ dàng, chỉ việc trượt đầu kim cũ ra khỏi vị trí và thay vào đầu kim mới.
Một trong những vấn đề cũng nên được quan tâm đó là nếu bạn lát sàn, việc đi lại trên sàn có thể gây rung động ảnh hưởng tới độ ổn định của máy quay đĩa. Để khắc phục, bạn có thể chọn nhiều giải pháp như đặt máy quay ở những góc nhà ít đi lại, chọn vật liệu lát sàn tốt, tránh đặt máy ở hướng của tấm lát sàn trùng với hướng của bước chân đi (vì sẽ tạo rung động dọc theo thanh ván lát)... Hoặc cầu kỳ hơn, có thể mua một giá đỡ gắn tường và đặt máy quay lên giá đỡ này hay thay chân đế máy quay bằng những chân đế chống rung chuyên nghiệp vốn rất sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, mỗi giải pháp sẽ chỉ phù hợp với từng đời máy quay đĩa bởi mỗi máy quay đĩa lại có một đặc tính nhất định. Thêm vào đó, âm trầm từ loa siêu trầm cũng có những ảnh hưởng rung động đến máy quay, vì thế tốt nhất nên để loa siêu trầm này càng xa máy quay đĩa càng tốt.
Dù sử dụng chân đế nào, hãy luôn đảm bảo chân đế này phải giữ cho máy quay đĩa ở trạng thái thăng bằng tuyệt đối. Nếu cần hãy sử dụng thước cân bằng (thước chứa chất lỏng với giọt bong bóng ở giữa) để biết được mức độ cân bằng chính xác nhất.
Nếu máy quay đĩa của bạn cho phép hiệu chỉnh tốc độ quay, bạn hãy đi mua một đĩa test tốc độ (strobe disc, đĩa có các vạch răng cưa chạy thành viền trên bề mặt đĩa) để kiểm tra. Khi đạt tốc độ tối đa, với ánh sáng trung bình trong phòng, bạn phải nhìn thấy chỉ một viền tròn thay vì các vạch đứt quãng. Lưu ý, độ ổn định của tốc độ rất quan trọng, vì thế, bạn cần xem xét kỹ để đảm bảo tốc độ này luôn đồng nhất.
Nếu máy quay của bạn là dạng truyền động dây đai, thì vài năm phải thay dây đai một lần. Còn bạn thấy hiện tượng dây đai hơi đuối so với mô tơ hay trục quay, hay bị trượt khi tăng tốc, nghĩa là dây đai đó có thể đã có vấn đề rão hoặc chai và cần phải thay thế.
Nếu máy quay có dạng truyền động bằng bánh răng đệm, kiểm tra xem các bánh răng này có khớp nhau hoàn toàn hay không, có tạo tiếng động nào không. Với các máy quay với cơ chế truyền động trực tiếp thì cần phải thực hiện các thao tác tra dầu định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Một máy quay đĩa có thể không được tinh chỉnh đúng ở thời điểm mua mới, nhưng theo thời gian, với những trải nghiệm và mày mò cộng với sự cẩn trọng và nâng niu, chúng sẽ dần trở thành những người bạn không thể thiếu của bạn với chất âm và tuổi thọ bền mãi theo thời gian. Công việc này không phải một sớm một chiều, mà là cả một quá trình lao động vừa mang tính khoa học vừa là cả một nghệ thuật. Và những người hết lòng vì nó chắc chắn sẽ không thấy hối tiếc công sức bỏ ra so với những gì mà thú chơi này mang lại.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Chuyên sản xuất và phân phối phụ kiện Loa : Màng, Côn Loa, Nhện Loa, Nón Loa

  Điện tử Tuấn Hằng là đơn vị  kinh doanh và phân phối chuyên nghiệp trong lĩnh vực Thiết bị Âm thanh và Ánh sáng với nhũng sản phẩm chất lượng, hiện đại, đa dạng và phong phú về kiểu dáng và hình thức. Điện tử Tuấn Hằng luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng mỗi khi sử dụng.
      
   Với định hướng phát triển chuyên nghiệp chúng tôi không ngừng đổi mới, hiệu quả hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phù hợp nhu cầu của khách hàng và đối tác cùng với mục tiêu  phấn đấu trở thành Đơn vị  hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Âm thanh và Ánh sáng.
 
  Điện tử Tuấn Hằng luôn cố gắng phấn đấu để có thể cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất, hiện đại nhất cho thị trường Việt Nam.
  
    Xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ và ủng hộ của Quý vị nhiều hơn nữa trong thời gian tới! 
Điện tử Tuấn Hằng 
Trụ sở chính : số 29 phố Yên Bái 2, Phố Huế, Hà Nội
Chi nhánh 1: Điện tử Tuấn Hằng 16 phố Thịnh Yên , Hai Bà Trưng , Hà Nội
Điện Thoại:043.9784346-043.8213114
Website: http://tuanthaivd.vn/----------------http://hometech.vn/

Côn loa titan
Côn Loa -Cuộn âm
Nhện Loa